Sự nghiệp Cao_Ly_Thái_Tổ

Vương Kiến sống vào thời điểm cuối đời Hậu Tam Quốc Triều Tiên - là cuộc phân tranh lâu dài giữa 3 tập đoàn: Hậu Cao Câu Ly, Hậu Bách TếTân La. Ông kế thừa cơ nghiệp của cha mình, là một người lái buôn. Bấy giờ, nhà nước Tân La do nữ vương Chân Thánh cai trị. Lúc đó, tình thế bên trong của Tân La rất tạp loạn: giặc cướp nổi lên như ong, hào cường chống chính quyền, quan lại tham nhũng, chính sách hà khắc, bộ máy triều đình thối nát, v.v... biết bao việc xảy ra đã cảnh báo hồi chuông suy sụp của Hậu Tân La. Lúc đó, có 2 cuộc khởi nghĩa lớn bùng nổ tại Tân La do Cung DuệChân Huyên cầm đầu. Các cuộc khởi nghĩa này bùng phát khắp nơi với số lượng quân đông và mạnh, đánh phá các nơi, giết bọn quan lại và bọn giặc cướp địa phương khác. Năm 895, Cung Duệ đem quân đánh vùng Tây Bắc của nước Tân La, là nơi tọa lạc của vùng Songdo - nơi Vương Kiến đang sống. Cha con Vương Long và Vương Kiến thấy quân khởi nghĩa kéo đến, ngay lập tức họ quy hàng. Vương Kiến đến gặp và xin nguyện ở dưới trướng của Cung Duệ - người lãnh đạo quốc gia Thái Phong sau này.

Từ khi gia nhập nghĩa quân, Vương Kiến tỏ ra là 1 tỳ tướng có tài và năng lực, được Cung Duệ tin tưởng và coi như người em trai của mình. Năm 900, khi quân của Hậu Bách Tế sang đánh phá, Vương Kiến đem quân đánh thắng nước này tại Trung Châu, thu được nhiều chiến lợi phẩm. Từ đó, ông trở nên nổi tiếng, thanh danh vang dội. Năm 903, ông đem quân đánh tan lực lượng hải quân của Hậu Bách Tế xâm phạm vùng bờ biển. Trong thời gian đó, Chân Huyên phải lo chống lại quân triều đình Tân La. Vương Kiến cũng có sai quân đi giúp đỡ Chân chiến thắng. Trong thời gian chiến tranh đó, Vương Kiến vẫn bảo quân sĩ phải giữ nghiêm quân luật, không được xâm phạm đến của cải của dân, mà còn phải giúp đỡ dân nghèo. Vì vậy mà nghĩa quân của Vương Kiến đi đến đâu cũng được dân chúng hoan nghênh.

Tuy nhiên, sau khi thành lập quốc gia Thái Phong, vua Cung Duệ đã thực hiện một chính sách khắc nghiệt với dân chúng khiến sự chống đối nổi lên. Năm 918, bốn tướng lĩnh hàng đầu của nước Thái Phong là Hồng Nho (홍유 Hong Yu; 洪儒), Bùi Huyền Khánh (배현경 Pae Hyŏnkyŏng; 裵玄慶), Thân Sùng Khiêm (신숭겸 Sin Sungkyŏm; 申崇謙) và Bốc Trí Khiêm (복지겸 Pok Chikyŏm; 卜智謙) lên kế hoạch lật đổ Cung Duệ và mời Vương Kiến lên ngôi. Vương Kiến đồng ý. Cung Duệ bị lật đổ. Vương Kiến lên làm vua, đặt tên nước là Cao Ly (고려 Koryŏ; 高麗), lấy niên hiệu là Thiên Thụ (天授), tôn đạo Phật làm quốc giáo, tiến hành bình định các miền còn lại ở bán đảo Triều Tiên. Năm 936, sự nghiệp thống nhất bán đảo của Vương Kiến thành công. Một số đối thủ của Vương Kiến được ông mời tham gia liên minh, được phong tước và trang ấp. Vương Kiến tổ chức Cao Ly thành một nhà nước phong kiến tập quyền, đặt quan chế ở trung ương, chia đất nước thành các đơn vị hành chính. Vị thế cầm quyền của dòng họ Vương được củng cố vững chắc.